Văn hóa và nghệ thuật Thế hệ Z

Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 và đại suy thoái đã ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của thế hệ này ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không giống như những Millennial lớn tuổi hơn, Thế hệ Z có rất ít ký ức về vụ tấn công khủng bố 11/9. Vì những người lớn tuổi nhất trong nhóm này chưa nhận thức được khi vụ tấn công khủng bố 11/9 xảy ra (hoặc thời điểm đó họ chưa được sinh ra) nên thế hệ này không có ký ức về khoảng thời gian Hoa Kỳ ở trong cuộc chiến với các lực lượng không xác định của khủng bố toàn cầu[18][19]. Nhà tâm lý học Anthony Turner cho rằng có khả năng cả hai sự kiện đều dẫn đến cảm giác bất ổn và bất an giữa những người thuộc Thế hệ Z với môi trường họ được nuôi dưỡng. Suy thoái kinh tế năm 2008 là sự kiện lịch sự đặc biệt quan trọng với Thế hệ Z, do lúc nhỏ họ có thể bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của bố mẹ về áp lực tài chính từ khủng hoảng kinh tế[20]. Một khảo sát năm 2013 bởi Ameritrade cho thấy 47% người ở Hoa Kỳ (từ 14 đến 23 tuổi) quan tâm đến nợ sinh viên, trong khi 36% lo ngại về khả năng chi trả tất cả chi phí cho Đại học[21]. Thế hệ này phải đối mặt với khoảng cách thu nhập ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu bị thu hẹp, tất cả dẫn đến tăng mức độ căng thẳng trong gia đình[22]. Theo Hiệp Hội quan hệ công chúng Hoa Kỳ, cuộc đại suy thoái đã dạy có Thế hệ Z trở nên tự lập, và dẫn đến một mong muốn kinh doanh sau khi thấy ba mẹ và các thành viên lớn hơn phải vật lộn trong lực lượng lao động.[23]  

Một nghiên cứu năm 2014 về Thế hệ Z học đại học cho thấy các sinh viên Thế hệ Z tự nhận thấy mình là người trung thành, nhân ái, chu đáo, cởi mở, có trách nhiệm và quyết đoán[24]. Cách họ nhìn những người bạn Thế hệ Z khá khác biệt so với họ tự nhìn bản thân. Họ thấy bạn bè họ là những người cạnh tranh, thanh thoát, thích phiêu lưu và tò mò - tất cả các đặc điểm mà họ không thấy ở chính mình.[24] Ngoài ra, một số tác giả cho rằng một số năng lực của họ như năng lực đọc đang bị biến đổi do sự quen thuộc với các thiết bị số, nền tảng và văn bản.[25]

Năm 2016, Quỹ Varkey và Populus đã thực hiện 1 nghiên cứu quốc tế kiểm tra thái độ của hơn 20,000 người từ 15 đến 21 tuổi ở 20 quốc gia: Ác-hen-ti-na, Úc, Bra-xin, Ca-na-da, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, I-xra-en, Ý, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ni-ge-ri- a, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Họ thấy rằng hầu hết các giá trị cá nhân quan trọng đối với những người này là giúp gia đình và bản thân họ tiến lên trong cuộc sống (cả hai là  27%), tiếp theo là sự trung thực (26%). Nhìn xa hơn cộng đồng địa phương của họ xếp cuối với 6%. Giá trị gia đình đặc biệt mạnh ở Nam Mỹ (34%) trong khi chủ nghĩa cá nhân và tinh thần kinh doanh phổ biến ở Châu Phi (37%). Những người ảnh hưởng đến giới trẻ nhiều nhất là cha mẹ (89%), bạn bè (79%) và giáo viên (70%). Người nổi tiếng (30%) và chính trị gia (17%) xếp cuối cùng. Nhìn chung, nam có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các vận động viên và chính trị gia hơn nữ, nữ thích sách và nhân vật hư cấu hơn. Văn hóa người nổi tiếng có ảnh hưởng đặc biệt ở Trung Quốc (60%) và Nigeria (71%) khác với Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ (cả hai là 19%). Đối với những người trẻ tuổi, các yếu tố quan trọng nhất cho sự nghiệp hiện tại hoặc tương lai của họ là khả năng mài giũa kỹ năng (24%) và thu nhập (23%) trong khi các yếu tố không quan trọng nhất là sự nổi tiếng (3%) và liệu tổ chức họ có hay không làm việc để tạo ra một tác động tích cực trên thế giới (13%). Các yếu tố quan trọng nhất đối với những người trẻ tuổi khi nghĩ về tương lai của họ là gia đình (47%) và sức khỏe của họ (21%); phúc lợi của thế giới nói chung (4%) và xếp cuối là cộng đồng địa phương của họ (1%).[26]

The Economist đã mô tả Thế hệ Z là thế hệ có giáo dục, cư xử tốt, chịu căng thẳng và trầm tĩnh hơn so với thế hệ trước[27]. Vào tháng 9 năm 2018, Jean Twenge thấy điện thoại thông minh và mạng xã hội đang một “iGen”, là thế hệ sinh sau năm 1995. Bệnh trầm cảm phổ biến ở Thế hệ Z hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó, với nguyên nhân chính là do sự phụ thuộc vào công nghệ và trực tuyến ngày càng tăng và giảm sự tương tác trực tiếp[28][29]. Theo nghiên cứu đã nói ở trên của Varkey Foundation, giới trẻ rất hài lòng với cuộc sống các nhân hiện giờ của họ (59%). Những người trẻ không hạnh phúc nhất đến từ Hàn Quốc (29%) và Nhật Bản (28%), trong khi những người trẻ hạnh phúc nhất đến từ In-đô-nê-xi-a (90%) và Nê-gi-a (78%). Để xác định được điểm số hạnh phúc chung cho mỗi quốc gia, các nhà nghiên cứu đã trừ đi tỷ lệ phần trăm những người nói rằng họ không hạnh phúc so với những người nói rằng họ hạnh phúc. Nguồn hạnh phúc quan trọng nhất là sức khỏe thể chất và tinh thần (94%), có mối quan hệ tốt với gia đình của họ (92%) và bạn bè của họ (91%). Nhìn chung, trong những người được hỏi thì người trẻ hơn và nam giới có xu hướng hạnh phúc hơn. Niềm tin tôn giáo chiếm tỷ lệ thấp nhất (44%). Tuy nhiên, đó lại là một nguồn hạnh phúc lớn cho thanh niên từ In-đô-nê-xi-a (93%), Nê-gi-a (86%), Thổ Nhĩ Kỳ (71%), Trung Quốc và Bra-xin (đều 70%). Những lý do lớn nhất gây ra lo lắng và căng thẳng là tiền (51%) và trường học (46%); phương tiện truyền thông xã hội và quyền tiếp cận vào các tài nguyên cơ bản (như thực phẩm và nước) là hai yếu tố cuối của danh sách đều chiếm 10%. Mối quan tâm về thực phẩm và nước nghiêm trọng nhất là ở Trung Quốc (19%), Ấn Độ (16%) và In-đô-nê-xi-a (16%); người trẻ Ấn Độ được ghi nhận có nhiều khả năng căng thẳng do truyền thông xã hội (19%).[26]

Luân Đôn được xem là một trong những nơi đáng sống nhất cho Thế hệ Z.

Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi nền tảng cho thuê trực tuyến Nestpick đã xem xét 110 thành phố trên toàn thế giới liên quan đến các yếu tố mà họ tin là quan trọng đối với Thế hệ Z, như bình đẳng xã hội, đa văn hóa và số hóa. Nhìn chung, London, Stockholm, Los Angeles, Toronto, và thành phố New York đứng đầu danh sách. Tuy nhiên, bảng xếp hạng thay đổi liên quan đến từng mục được xét. Oslo, Bergen (Na Uy), Stockholm, Gothenburg và Malmö (Thụy Điển) là những nơi đứng đầu về bình đẳng giới, nhưng Seoul, London, Boston, Stockholm và Los Angeles đáp ứng tốt nhất các mong muốn về kỹ thuật số của Thế hệ Z. Tuy nhiên, Thế hệ Z có xu hướng thực dụng về tài chính và tất cả các thành phố trên có chung một nhược điểm: chi phí sinh hoạt cao. Do đó, chỉ số Nestpick cho Thế hệ Z có thể thay đổi trong những năm tới khi những người này già đi và có những ưu tiên khác nhau.[30]

Theo báo cáo về tiêu thụ và chi tiêu âm nhạc của Thế hệ Z năm 2018 của Sweety High thuộc công ty truyền thông kỹ thuật số Girls Gen Z thì Spotify xếp hạng đầu tiên, đài phát thanh mặt đất xếp thứ hai, trong khi YouTube được báo cáo là nền tảng ưa thích để khám phá âm nhạc của Thế hệ Z[31]. Sử dụng trí thông minh nhân tạo, Joan Serra và nhóm của ông tại Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha đã nghiên cứu về Million Song Dataset và thấy rằng giữa năm 1955 và 2010, nhạc thị trường đã phổ biến hơn trong khi các hợp âm, giai điệu và các loại âm thanh được sử dụng ngày càng trở nên đồng nhất. Trong khi ngành công nghiệp âm nhạc từ lâu đã bị cáo buộc sản xuất các bài hát mang tính thị trường và nhàm chán thì đây là lần đầu tiên chất lượng của các bài hát được nghiên cứu và đo lường toàn diện.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế hệ Z http://www.theaustralian.com.au/news/world/the-tim... http://www.collinsdictionary.com/word-lovers-blog/... http://genhq.com/wp-content/uploads/2016/01/iGen-G... http://jasondorsey.com/tedx-talk-igen-gen-z/ http://www.jwt.com/blog/consumer_insights/meet-gen... http://usatoday30.usatoday.com/money/advertising/s... http://usatoday30.usatoday.com/news/opinion/forum/... http://education.cu-portland.edu/blog/tech-ed/shou... http://www.northeastern.edu/news/2014/11/generatio... http://fr.slideshare.net/sparksandhoney/generation...